Par

Nous avons demandé au Parti communiste vietnamien et au Parti communiste cubain de nous présenter le regard qu'ils portent aujourd'hui sur Marx. Ici le texte du PC vietnamien.

LES VALEURS THÉORIQUES PERPÉTUELLES DU MARXISME DÉVELOPPEMENT, COMPLÉMENTATION ET APPLICATION DE MANIÈRE CRÉATIVE

DU PARTI COMMUNISTE DU VIETNAM

 

Prof. Dr. Nguyen Xuan Thang,

Membre du Secrétariat du Comité Central du Parti communiste du Vietnam (PCV),

Président du Conseil Théorique du Comité Central,

Directeur de l'Académie politique nationale Ho Chi Minh

Introduction

En 2018, les communistes et les marxistes du monde entier célèbrent solennellement le 200è anniversaire de la naissance de Karl Marx et le 170e anniversaire du Manifeste du Parti communiste.

K.Marx a laissé à l’humanité un trésor de connaissances théoriques si vaste et riche dans de nombreux domaines, mais le plus typique: philosophie du matérialisme dialectique et dumatérialisme historique; économie politique marxiste et socialisme scientifique. Au cours des 170 dernières années, témoin de nombreux hauts et bas de l'histoire humaine et ayant été attaqué par de nombreux adversaires idéologiques, le Marxisme existe, se tient toujours et est constamment complèté et développé par authentiques marxistes. Cela prouve d’une faḉon éloquente la vitalité et la valeur théorique précieuse du Marxisme à l’ère actuelle et au XXIè siècle.

Mot-clé : le Marxisme, les valeurs théoriques, le développement, l’application créative, le Parti communiste du Vietnam

  1. Les valeurs théoriques perpetuelles du Marxisme

Avec la création du matérialisme dialectique et du matérialisme historique, K.Marx entreprit une révolution dans l'histoire de la philosophie. Pour la première fois de l'histoire, les lois du développement de la société humaine sont expliquées de manière scientifique et objective, à partir des lois du mouvement et du développement de la production matérielle. Cependant, la philosophie marxiste n’abaisse pas, mais insiste sur l’impact des rapports de production sur les forces productives; de la superstructure sur l'infrastructure; de la conscience sociale sur la survie sociale; de la politique sur l'économie. La philosophie marxiste conçoit toujours: le problème n’est pas simplement d’expliquer le monde, mais plus important encore, de transformer le monde avec des activités pratiques et de servir les gens. K.Marx a hérité de ceux d’avant lui, mais au-delà des idées de "matérialisme ordinaire" et "d'économisme", a créé la science dialectique du développement.

K.Marx et son proche associé Friedrich Engels ont clairement analysé et souligné la contradiction fondamentale du mode de production capitaliste: la contradiction entre une socialisation croissante haute des forces productives avec la propriété privée capitaliste de la possession de biens d'équipement. Le capitalisme se développe, cette contradiction n'est pas perdue, mais elle se manifeste sous différentes formes. Pour preuve, de nombreux pays capitalistes riches sont encore menacés par une crise économique et une inégalité sociale croissante. Guerre commerciale, guerre monétaire, crises structurelles, cycliques, chocs financiers, etc. reflétant les conflits acharnés entre les principales économies, il est encore difficile de se réconcilier dans le contexte de la mondialisation. L’état de droit, l’imposition de protectionnisme et le nationalisme radical suscitent des mécontentements, griefs au sein de la communauté internationale, entraînant un risque de conflit dans de nombreux endroits. Le système de gouvernance mondiale, fonctionnant sur des principes obsolètes, est incapable de relever les défis pressants de l’humanité: pollution de l’environnement, changement climatique et élévation du niveau de la mer, conflits ethniques, religieux, le terrorisme et d'autres problèmes mondiaux émergents.

La théorie marxiste est l'arme de la raison et de la pensée aigue dans la lutte contre l'oppression et l'exploitation. Avec la découverte de la règle de la plus-value, K.Marx a montré comment les capitalistes exploitent les ouvriers et les travailleurs. La classe ouvrière est la seule classe capable de s'unir à d'autres classes pour mener à bien la mission historique de renverser la domination de la bourgeoisie, en construisant une société sans exploitation de l’homme par l’homme. Pour ce faire, la classe ouvrière doit d'abord se libérer. Avec cela, K. Marx a créé une révolution dans l'histoire idéologique du socialisme, faisant du socialisme de l'utopie une véritable science; formant dans le Marxisme la théorie de libération: libération des peuples, libération de la classe et libération de l'humanité. Aujourd'hui, le développement inclusif et durable de l'humanité, centré sur l'homme, est devenu l'objectif de la communauté internationale, comme le montre la théorie de Marx sur l'anatomie de la société capitaliste comtemporaine est toujours vrai et les nobles idéaux du socialisme restent les mêmes.

  1. Marx est un génie mais sa théorie est toujours conditionnée par les conditions historiques spécifiques de son époque. Nous ne pouvons pas exiger que K.Marx pronostique tout et pense en faveur de prochaines générations des problèmes qui ne sont pas encore posés à son époque. F.Engels affima: "Notre argument est que notre théorie est celle de l'évolution qui n'est pas une chose dogmatique qu'il faut apprendre par coeur et répèter mécaniquement”[1]. Les marxistes doivent donc résumer la réalité de leur époque pour appliquer de manière créative, compléter et développer la théorie du marxisme conformément aux conditions spécifiques de chaque nation ou peuple.

L’histoire, en particulier, a toujours été un élément clé de l’approche marxiste: selon Lui, l’histoire commence là où commence la logique; L'argument doit provenir de la réalité, être résumé, généralisé de la réalité. Karl Marx et F.Engels eux-même complètent et perfectionnent régulièrement leurs arguments avec la réalité de l’activité révolutionnaire. Le Manifeste du Parti Communiste est né en 1848 à la suite de la combinaison de la recherche scientifique et de la synthèse de la réalité du mouvement révolutionnaire de la classe ouvriere européenne du XIXè siècle de K.Marx et F.Engels. Dans la Préface de l'édition allemande du Manifeste de 1872, ils ont déclaré que l'application des principes du Manifeste serait soumise à des conditions historiques, quel que soit le lieu, le temps. C’est l’attitude exemplaire, le comportement le plus scientifique pour le développement et l’application du raisonnement dans la pratique.

Dérivée de la réalité concrète du contexte russe à l’époque du capitalisme passant du stade de la compétition libérale au stade impérialiste, V.I.Lénine a completé et développé les théories de K. Mark et formé Marxisme - Léninisme. La victoire de la grande Révolution socialiste d’Octobre en Russie inaugure la transformation du socialisme de la doctrine en réalité, de la réalité d'un pays à la réalité d'un système mondial, ouvrir une nouvelle ère, la transition du capitalisme au socialisme. Le marxisme et ensuite le marxisme-léninisme sont devenus le phare éclairant pour metttre fin à la période de "tâtonnements dans la nuit" de millions de travailleurs et de personnes des pays coloniaux vivant sous le joug de l'oppression, de l'exploitation pour qu’ils trouvent un moyen de se libérer et de libérer leur peuple. La formation d’un système de pays socialistes enregistrant de grandes réalisations en matière de développement a été le fondement sur lequel les peuples colonisés et dépendants se sont mobilisés pour leur libération, afin de supprimer le joug de la domination coloniale du XXè siècle. Avec ses valeurs progressistes, la théorie de Marx est largement répandue dans le monde entier, influençant profondément les nations, les peuples, les cultures, la politique, les idéologies des partis. Les mouvements sociaux et les croyances et aspirations des individus. Sur différents continents, à différents niveaux de développement, dans de nombreux contextes historiques et spécifiques, les partis communistes et la classe ouvrière de chaque pays peuvent trouver des fondements théoriques communs sur la capacité à "augmenter rapidement les forces productives", sur style d’organisation de société juste, d’égalité, de sorte que "le développement de la liberté de chacun soit la condition du libre développement de tous"[2]; sur les relations entre les peuples, les nations "sur la base de la paix et du travail" ...

L’effondrement du modèle socialiste en Union soviétique et en Europe de l’Est a été une grande perte pour le mouvement révolutionnaire mondial, mais il ne s’agissait pas de l’effondrement du socialisme en général ni de l'effondrement du marxisme-léninisme. Ce n’est que l’effondrement du modèle socialiste dogmatiste loin de la population qui s’est éloigné des principes de base du marxisme-léninisme, en particulier des principes historiques et concrets, des principes pratiques et qui a manqué d’adaptation aux changements fréquents de la vie socio-politique. Ainsi, le PCV a identifié "le socialisme dans le monde, à partir des leçons du succès et de l'échec ainsi que des aspirations et de l'éveil des peuples, ait des conditions et la capacité de créer une nouvelle étape de développement"[3]. La réalité de la réforme et du développement des pays socialistes actuels ainsi que les efforts constants de lutte pour chercher de nouvelles voies de développement des partis communistes et des travailleurs du monde sont des preuves irréfutables sur la vitalité et la valeur du marxisme.

  1. Le développement, la complémentation et l’application de manière créative du Marxisme du PCV

Le Parti communiste du Vietnam a appliqué de manière créative et a ajouté de nouvelles positions théoriques au marxisme-léninisme conformément à la réalité du Vietnam. Le leader Ho Chi Minh a été le premier à appliquer et à développer créativement le Marxisme dans les conditions spécifiques du Vietnam, héritant et développant des bonnes valeurs traditionnelles de la nation, réservant un bon accueil à la quintessence culturelle de l’humanite pour former un système de positions globales et profondes portant sur les questions essentielles de la révolution vietnamienne. Il a étudié profondemment “La prèmiere ébauche des thèses sur les questions nationale et coloniale” de Lénine, reçu rationellement l’esprit du Manifeste communiste dans le nouveau contexte de la révolution de l’émancipation des peuples colonisés et dépendants. Et il a trouvé des valeurs de l’égalité, du droit de vivre, d’être libre et de réaliser le bonheur dans la Déclaration d’indépendence des Etats Unis et la Déclaration des droits de l’homme et du citoyen de la Révolution française. Il a etudié “les trois principes du peuple” formulés par Sun Yat-sen et a compris que les aspirations comprenant“la nation indépendante, des droits de l’homme libres, le peuple heureux” sont difficiles à acquérir et maintenir de manière stable par la voie de révolution démocratique bourgeoise. Par conséquence, Ho Chi Minh et le PCV ont déterminé la voie nécessaire de la révolution vietnamienne était de mener d’abord la révolution nationale démocratique et populaire et ensuite la révolution socialiste pour libérer la nation et émanciper des classes, persister sur cette voie et lever haut les deux drapeaux de l’indépendence et du socialisme. Le Marxisme-Léninisme et des pensées de Ho Chi Minh sont devenus des bases idéologiques du PCV, l’aiguille pour la révolution vietnamienne persistant dans objectif de l’indépendence nationale et du socialisme. Sous la direction et la conduite du PCV – le détachement d’avant-garde de la classe ouvrière, le peuple travailleur et tout le peuple vietnamien; délégué loyal des intérêts de la classe ouvrière vietnamienne, le peuple travailleur et le peuple vietnamien qui a remporté des victoires glorieures dans le combat pour l’indépendence du peuple, l’unification de la nation, l’édification et la défense solide de la Patrie socialiste du Vietnam.

Des pratiques mondiales et celles du Vietnam ont bien montré que: quand et où la doctrine marxiste était bien appliquée et de manière créative, le socialisme a pu relever des défis pour se développer et s’avancer. Au contraire, quand et ou il était malcompris et appliqué de manière dogmatiste, il y aurait de difficultés, même si de l’échec et du recul. Du pratique du développement du Vietnam, conformément à la loi et la tendance générale du développement de l’humanité, le PCV a pris l’initiative de mener l’oeuvre de Renouveau, la transition d’une économie planifiée et centralisée en une économie de marché à l’orientation socialiste, de l’industrialisation et modernisation et de l’intégration de manière active. Le Renouveau est un acquis créatif du PCV et du peuple vietnamien. Il s’agit d’une nouvelle voie révolutionnaire de tout le Parti et le peuple du Vietnam, cequi revêt une grande dimension et une signification de développement pour l’édification du socialisme “le peuple riche, le pays puissant, démocratique, équitable et civilisé”. Le succès de l’oeuvre du Renouveau au Vietnam est un bel exemple de l’application de manière créative de la doctrine Marxiste-léniniste et des pensées de Ho Chi Minh dans l’ère de la mondialisation et de l’intégration.

Dans le pratique de la direction du Renouveau, le PCV apprécie toujours la combinaison modérée entre croissance économique et développement de la culture, le développement humain, la mise en oeuvre du progrès et de l’égalité social, la protection de l’environnement dans chaque pas ainsi que dans chaque politique de développement. Du point de départ étant un pays de revenu bas, dans la premiere étape, le Vietnam s’est focalisé sur la croissance économique pour éliminer la famine et la pauvreté, créer de la richesse abondante pour une partition et répartition efficace, l’assurrance de l’égalité sociale. Aujourd’hui, le Vietnam est en train de restructurer son économie, transmuer d’un modèle de croissance en largeur en celui en profondeur, réaliser une croissance inclusive et durable. Vue des pratiques du développement du monde et du Vietnam, se focaliser seulement sur la croissance économique sans s’intéresser au progrès et à l’égalité sociaux ne peut jamais créer des bases solides pour une croissance durable. Dans le sens inverse, à defaut des ressources méteriaux en tant que conditions et prémismes, il existe le risque d’égaliser les conditions de la pauvreté[4].

En appliquant de manière créative la doctrine marxiste-léniniste, le PCV s’est mis d’accord que l’économie de marché à l’orientation socialiste est le modèle général du Vietnam. L’économie de marché est un acquis de la civilisation humaine et qui peut s’adapter à plusieurs formes sociales. L’économie de marché qui s’est developpée à un haut niveau dans le capitalisme mais elle n’est pas assimilée au capitalisme ni opposé au socialisme. Malgré des défauts, le marché se montre être un mécanisme de mobilisation et répartition des ressources, même parmi des meilleurs pour la promotion de créativité et du développement. Un pays qui applique des lois de marché pour le développement économique n’aura pas certainement de succès mais sans des lois de marché, il ne peut pas développer de manière durable. L’économie de marché en soi ne nous mène pas au socialisme mais pour édifier avec succès le socialisme, il nous faut absolument l’économie de marché[5].

L’économie de marché à l’orientation socialiste du Vietnam est une économie qui se fonctionne complètement, conformément aux lois de marché et qui est moderne et internationalement intégrée[6]. L’orientation socialiste s’exprime par un développement de l’économie de marché sous la gestion de l’État de droit socialiste, sous la direction du PCV, ciblé au peuple, le peuple au centre, pour l’interêt du peuple, où tout le peuple est participant et bénificiaire. Il s’agit du caractère humain, unique de l’économie de marché à l’orientation socialiste du Vietnam.

Durant plus de 30 dernières années, d’un pays sous-developpé à revenu per capita de moins de 100 dollars dans les premières années du Renouveau, en 2010, le Vietnam a franchi le seuil du revenu per capita de 1000 dollars pour rejoindre le groupe des pays à revenu intermédiare (tranche inférieure) et en 2018, le PIB per capita est prévu de 2540 dollars. Le taux de pauvreté a diminué de 60% dans les années 1990 à 20,7% en 2010 ; et ainsi, pendant deux décennies, environ 30 millions des vietnamiens sont sortis de la pauvreté[7]. En 2017, l’envergure de l’économie vietnamienne a dépassé 220 milliards de dollars, la valeur de commerce de marchandise est supérieure de 420 milliards de dollars[8]. Un revenu rehaussé va de pair avec une qualité améliorée de vie matérielle mais aussi spirituelle, dans le domaine de santé, éducation. Du statut encerclé, isolé, en embargo, le Vietnam jouit de relations extérieures ouvertes en étant un membre active et responsable de la communauté internationale.

Des grands acquis de signification historique des 30 années du Renouveau continuent de confirmer que la bonne direction du PCV constitue l’élément crucial qui détermine toutes les victoires de la révolution vietnamienne, que sa fermeté et sa persévérance dans la doctrine marxiste-léniniste et des pensées de Ho Chi Minh sont des prémismes et conditions préalable (sine qua non) pour l’édification avec succès du socialisme à la vietnamienne, du Vietnam et par les vietnamiens, visant à faire le Vietnam un pays industrialisé moderne au milieu du XXIè siècle.

  1. Conclusion
  2. Marx nous a quitté mais sa doctrine vit pour toujours avec l’humanité car sa nature scientifique, révolutionnaire, développée et humaine est encore vrai. Beaucoup de valeurs théoriques de la doctrine marxiste, celles qui portent de vitalité continuent d’éclairer, comme le méthode de la dialectique matérialiste, la conception matérialiste de l’histoire, des pensées de modèles socio-économiques, l’humanisme et le socialisme.

Le pratique l’a montré qu’avec le développement des forces productives modernes, particulièrement dans le contexte d’une révolution science-technologique, le monde se converge aux valeurs communes conformées à la bonne nature du socialisme, tels que le développement inclusive qui ne laisse aucune personne derrière ou le développement complet de l’homme, etc…C’est pour cela que la doctrine Marxiste reste toujours un fondement scientifique convaincant qui nous encourage à poursuivre l’aspiration et la vision développée vers une société humaine avec des valeurs cruciales et universelles de l’homme, comme celle pour l’homme, la mise l’homme au centre, par l’homme et la libération de l’homme.

Sur l’esprit scientifique et objectif, il nous faut étudier, discuter pour développer davantage et appliquer de manière créative la doctrine marxiste en établissant l’aspiration et la vision developpée pour le socialisme du XXIè siècle. Notre mission est de continuer à propager la doctrine Marxiste en tant qu’une doctrine scientifique, révolutionnaire et développée, celle qui transforme et change le monde et émancipe l’homme. Et certainement, comme la doctrine soi-même l’a montré, la pensée et l’orientation qui construit notre voie de développement doit toujours s’adapter aux changements, convenable aux nouveaux contextes et conditions pour parvenir au succès.

Références:

  1. Marx-F.Engels, Ensemble complet, Volume 36, Maison d’Edition Politique Nationale, Hanoi, Vietnam, 1999.
  2. Marx-F.Engels, Ensemble complet, Volume 4, Maison d’Edition Politique Nationale, Hanoi, Vietnam, 1995.
  3. Parti communiste du Vietnam, Documents du 9è Congrès, Maison d’Edition Politique Nationale, Hanoi, Vietnam, 2001.
  4. Le Parti communiste du Vietnam, Documents du 12è Congrès, Cabinet du Comité central, Hanoi, Vietnam, 2016.
  5. Banque mondiale, bon début mais pas encore achevé: les réalisations impressionnantes du Vietnam dans la réduction de la pauvreté et de nouveaux défis, Banque mondiale au Vietnam, Hanoi, Vietnam, 2012.
  6. “Développer durablement, réaliser l’égalité sociale, vue du pratique de Renouveau au Vietnam”, l’intervention du Secrétaire général du Parti communiste du Vietnam Nguyễn Phú Trọng à l’Université La Havane, Cuba, Mars 2018.
  7. Département général des statistiques, Communiqué de presse de la situation écono-sociale en 2017, Hanoi, Vietnam, 2017.

[1] K.Marx-F.Engels, Ensemble complet, Volume 36, Maison d’Edition Politique Nationale, Hanoi.1999, page 796

[2] K.Marx-F.Engels, Ensemble complet, Volume 4, Maison d’Edition Politique Nationale, Hanoi.1995, page 628

[3]Parti communiste du Vietnam, Documents du 9e Congres, Maison d’Edition Politique Nationale, Hanoi.2001, page 14

[4] “Développer durablement, réaliser l’égalité sociale, vue du pratique de Renouveau au Vietnam”, l’intervention du Secrétaire général Nguyễn Phú Trọng à l’Université La Havane, Cuba, Mars 2018.

[5] L’intervention du Secrétaire général du Parti communiste du Vietnam Nguyễn Phú Trọng à l’Université La Havane, Cuba, Mars 2018.

[6] Le Parti communiste du Vietnam, Documents du 12e Congrès, Cabinet du Comité central, Hanoi, Vietnam, 2016.

[7]Banque mondiale, Bon début mais pas encore achevé: les réalisations impressionnantes du Vietnam dans la réduction de la pauvreté et de nouveaux défis, Banque mondiale au Vietnam, Hanoi, Vietnam, 2012.

[8] Département général des statistiques, Communiqué de presse de la situation écono-sociale en 2017, Hanoi, Vietnam, 2017

Cause commune n°8 • novembre/décembre 2018


Le texte en vietnamien

GIÁ TRỊ LÝ LUẬN TRƯỜNG TỒN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN, BỔ SUNG, VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

-------

  1. TS Nguyễn Xuân Thắng,
    Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
    Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,
    Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

 

Mở đầu

Năm 2018, những người Cộng sản và mácxít trên toàn thế giới long trọng kỷ niệm 200 năm ngày sinh C.Mác và 170 năm ra đời tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản. C.Mác đã để lại cho nhân loại một kho tàng tri thức lý luận rất đồ sộ và phong phú trên nhiều lĩnh vực nhưng điển hình nhất là: triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; kinh tế chính trị học mác-xít và chủ nghĩa xã hội khoa học. Hơn 170 năm qua, chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử nhân loại và chịu sự công kích, chống phá từ nhiều kẻ thù tư tưởng khác nhau, chủ nghĩa Mác vẫn tồn tại, đứng vững và luôn được bổ sung, phát triển bởi những người mác-xít chân chính. Điều đó chứng tỏ hùng hồn sức sống và giá trị lý luận quý báu của chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay và trong thế kỷ XXI.

Từ khoá: chủ nghĩa Mác, giá trị lý luận, phát triển, vận dụng sáng tạo, Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. Những giá trị lý luận trường tồn của chủ nghĩa Mác

Với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học. Lần đầu tiên trong lịch sử, các quy luật phát triển của xã hội loài người được giải thích một cách khoa học, khách quan, xuất phát từ các quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất vật chất. Tuy nhiên, triết học Mác không hề hạ thấp mà còn nhấn mạnh sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất; kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng; ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội; chính trị đối với kinh tế. Triết học Mác luôn quan niệm: vấn đề không chỉ là giải thích thế giới mà quan trọng hơn là cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn, phục vụ con người. Kế thừa những người đi trước song vượt lên khỏi tư duy của chủ nghĩa “duy vật tầm thường” và chủ nghĩa “duy kinh tế”, C.Mác đã sáng tạo ra học thuyết khoa học biện chứng phát triển.

C.Mác và người đồng sự thân thiết của ông, Ph.Ăng-ghen, đã phân tích rõ và chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: Đó là mâu thuẫn giữa tính xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với tính tư nhân tư bản chủ nghĩa của việc chiếm hữu tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, mâu thuẫn này không mất đi mà càng bộc lộ dưới nhiều hình thức khác nhau. Bằng chứng là, ngày nay nhiều quốc gia tư bản giàu có vẫn đứng trước rủi ro khủng hoảng kinh tế và tình trạng gia tăng bất bình đẳng xã hội. Chiến tranh thương mại, chiến tranh tiền tệ, các cuộc khủng hoảng cơ cấu, chu kỳ, các cú sốc tài chính, v.v. phản ánh mâu thuẫn gay gắt giữa các nền kinh tế lớn, vẫn rất khó điều hoà trong bối cảnh toàn cầu hoá. Chính trị cường quyền, sự áp đặt của chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tạo ra những bất bình trong cộng đồng quốc tế, dẫn đến nguy cơ xung đột ở nhiều nơi. Hệ thống quản trị toàn cầu vận hành trên những nguyên tắc lỗi thời đang không thể xử lý được những thách thức cấp bách của nhân loại như: ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa khủng bố và nhiều vấn đề toàn cầu mới nảy sinh khác.

Học thuyết Mác là vũ khí lý luận và tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bóc lột. Với việc phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư, C.Mác đã chỉ ra cách thức mà nhà tư bản bóc lột người công nhân và nhân dân lao động. Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có khả năng liên minh, đoàn kết với các giai tầng khác để thực hiện sứ mệnh lịch sử lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, xây dựng một chế độ xã hội không còn người bóc lột người. Muốn vậy, trước hết giai cấp công nhân phải tự mình đứng lên giải phóng chính mình. Với lập luận đó ở thời đại của ông, C.Mác đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành thực sự khoa học; hình thành ở chủ nghĩa Mác lý luận về sự giải phóng: giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại. Ngày nay, việc phát triển bao trùm và bền vững, vì con người, lấy con người là trung tâm đã trở thành mục tiêu của cộng đồng quốc tế lại càng chứng tỏ, lý luận của chủ nghĩa Mác để giải phẫu xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại vẫn đúng và lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội vẫn giữ nguyên giá trị thực tiễn.

C.Mác là một thiên tài nhưng lý luận của ông vẫn bị quy định bởi những điều kiện lịch sử cụ thể trong thời đại mình. Chúng ta không thể đòi hỏi C.Mác phải tiên lượng được hết và suy nghĩ thay cho các thế hệ sau những vấn đề chưa đặt ra trong thời đại của ông. Ph.Ăng-ghen đã từng khẳng định: “Lý luận của chúng tôi là lý luận của sự phát triển, chứ không phải là một giáo điều mà người ta phải học thuộc lòng và lắp lại một cách máy móc[1]. Do vậy, những người mác-xít phải biết tổng kết thực tiễn thời đại mình để vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác phù hợp với từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.

Tính lịch sử, cụ thể luôn là điểm then chốt trong phương pháp tiếp cận của Học thuyết Mác bởi theo ông, lịch sử bắt đầu từ đâu thì lôgíc bắt đầu từ đó; lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, được tổng kết, khái quát từ thực tiễn. Bản thân C.Mác và Ph.Ăng-ghen cũng thường xuyên bổ sung, hoàn thiện lý luận của mình bằng thực tiễn hoạt động cách mạng. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời năm 1848 là kết quả của sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học với việc tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng trong giai cấp công nhân châu Âu giữa thế kỷ XIX của C.Mác và Ph.Ăngghen. Trong Lời tựa viết cho lần xuất bản bằng tiếng Đức của Tuyên ngôn vào năm 1872, hai ông đã nói, bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào việc áp dụng các nguyên lý trong Tuyên ngôn cũng phải tùy theo hoàn cảnh lịch sử đương thời. Đó chính là thái độ mẫu mực, cách ứng xử khoa học nhất đối với việc phát triển và vận dụng lý luận trong thực tiễn.

Xuất phát từ thực tiễn cụ thể của bối cảnh nước Nga trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã bổ sung, phát triển lý luận của C.Mác và hình thành nên chủ nghĩa Mác - Lênin. Thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng mười Nga vĩ đại mở đầu cho sự chuyển biến của chủ nghĩa xã hội từ học thuyết trở thành hiện thực, từ hiện thực của một nước trở thành hiện thực của một hệ thống thế giới, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác và tiếp nối là chủ nghĩa Mác - Lênin đã thực sự trở thành ngọn đèn pha rọi sáng, chấm dứt thời kỳ “mò mẫm như trong đêm tối” của hàng triệu nhân dân lao động và người dân ở các nước thuộc địa sống dưới ách áp bức, bóc lột, tìm đường giải phóng cho mình và cho dân tộc mình. Sự hình thành hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa với những thành tựu phát triển to lớn là chỗ dựa cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc đứng lên đấu tranh tự giải phóng, xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân trong thế kỷ XX. Với những giá trị tiến bộ, lý luận của Mác được truyền bá rộng rãi trên toàn thế giới, ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia, dân tộc, các nền văn hóa - chính trị, hệ tư tưởng của các đảng phái, phong trào xã hội và đến niềm tin, khát vọng của từng cá nhân. Dù ở các châu lục khác nhau, với những trình độ phát triển khác nhau, trong nhiều bối cảnh lịch sử, đặc thù, các đảng cộng sản và giai cấp công nhân ở mỗi nước đều có thể tìm thấy những căn cứ lý luận chung về khả năng “làm tăng thật nhanh lực lượng sản xuất lên”; về kiểu tổ chức xã hội công bằng, bình đẳng để cho “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người” [2]; về quan hệ giữa các dân tộc, quốc gia “trên cơ sở của hòa bình và lao động”…

Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, song đây không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội nói chung, lại càng không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đó chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội giáo điều, xa dân, xa rời những nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là những nguyên tắc lịch sử - cụ thể, nguyên tắc thực tiễn và sự thiếu thích ứng với những thay đổi thường xuyên của đời sống chính trị - xã hội. Bởi thế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới"[3]. Thực tiễn cải cách và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay cùng với những nỗ lực không ngừng đấu tranh, tìm tòi con đường phát triển mới của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới là minh chứng không thể bác bỏ sức sống mãnh liệt và giá trị của học thuyết Mác.

  1. Sự phát triển, bổ sung và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng sáng tạo và bổ sung nhiều luận điểm mới cho chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Lãnh tụ Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hình thành một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Người đã nghiên cứu sâu sắc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, tiếp thu hợp lý tinh thần Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản trong bối cảnh lịch sử mới của cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và phụ thuộc. Người đã tìm thấy giá trị về quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ và Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp. Người đã nghiên cứu Chủ nghĩa Tam dân của nhà cách mạng Tôn Trung Sơn và hiểu rằng khát vọng “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc” khó thể đạt được và duy trì bền vững qua con đường cách mạng dân chủ tư sản. Bởi vậy, Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiếp theo là cách mạng xã hội chủ nghĩa để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp, kiên định và giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi vẻ vang trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Thực tiễn thế giới và Việt Nam đã chứng tỏ rằng: lúc nào, ở đâu chủ nghĩa Mác được vận dụng đúng đắn, sáng tạo thì ở nơi đó, lúc đó tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt qua được những thử thách phát triển để tiếp tục đi lên. Ngược lại, ở đâu và lúc nào, chủ nghĩa Mác bị hiểu sai, vận dụng máy móc giáo điều, thì con đường đó gặp nhiều khó khăn, thậm chí thụt lùi, thất bại. Xuất phát từ thực tiễn phát triển của Việt Nam, phù hợp với quy luật và xu thế phát triển chung của nhân loại, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đổi mới là sản phẩm sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam. Đó là chặng đường cách mạng mới của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam, mang tầm vóc và ý nghĩa phát triển to lớn vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Thành công của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam là biểu trưng cho sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

Trong thực tiễn lãnh đạo công cuộc Đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường trong từng bước đi và từng chính sách phát triển. Với xuất phát điểm là một nước có thu nhập thấp, trong giai đoạn đầu, Việt Nam đã rất chú trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh nhằm xoá đói, giảm nghèo, tạo ra lực lượng vật chất dồi dào và phong phú hơn cho việc thực hiện phân phối và phân phối lại, đảm bảo công bằng xã hội. Hiện nay, Việt Nam đang cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, thực hiện phát triển bao trùm và bền vững đất nước. Thực tiễn phát triển của thế giới và Việt Nam cho thấy, nếu chỉ chú ý đến tăng trưởng kinh tế mà thiếu quan tâm đến tiến bộ, công bằng xã hội thì không thể tạo lập được nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Ngược lại, nếu chỉ quan tâm đến tiến bộ, công bằng xã hội mà thiếu đi nguồn lực vật chất làm điều kiện, tiền đề, thì có nguy cơ dẫn tới sự cào bằng trong nghèo khổ.[4]

Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam thống nhất nhận thức rằng, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của Việt Nam. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, có thể thích ứng với nhiều hình thái xã hội khác nhau. Kinh tế thị trường phát triển đạt tới trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản song không đồng nhất với chủ nghĩa tư bản và cũng không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Dù có những khiếm khuyết, song thị trường vẫn chứng tỏ là một cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo và phát triển tốt nhất hiện nay. Một quốc gia vận dụng các quy luật thị trường để phát triển kinh tế có thể chưa chắc thành công, song một quốc gia không có nền kinh tế thị trường sẽ không thể phát triển bền vững. Tự thân kinh tế thị trường không đưa đến chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công dứt khoát phải phát triển kinh tế thị trường.[5]

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.[6] Định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở việc phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hướng vào con người, lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, vì lợi ích của nhân dân, mọi người dân được tham gia và mọi người dân được hưởng lợi. Đây cũng chính là thuộc tính nhân văn, đặc trưng riêng có của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hơn 30 năm qua, từ một nước kém phát triển, có thu nhập bình quân đầu người chỉ ở mức dưới 100 đôla Mỹ vào những năm đầu Đổi mới, đến năm 2010, Việt Nam đã vượt qua ngưỡng thu nhập bình quân đầu người 1.000 đôla Mỹ, gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và đến năm 2018, GDP bình quân đầu người ước đạt 2540 đôla Mỹ. Tỷ lệ người nghèo đã giảm từ gần 60% vào đầu thập niên 1990 xuống mức 20,7% năm 2010; và như vậy, chỉ trong vòng hai thập niên đó, khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo.[7] Năm 2017, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã vượt 220 tỷ đôla Mỹ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt trên 420 tỷ đôla Mỹ.[8] Cùng với thu nhập được nâng cao, đời sống vật chất, sức khỏe, giáo dục và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện. Từ chỗ bị bao vây, cô lập, cấm vận, Việt Nam đã có quan hệ đối ngoại rộng mở, trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của hơn 30 năm Đổi mới đã tiếp tục khẳng định: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam; sự vững vàng, kiên định trên nền tảng tư tưởng của Đảng, vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tiền đề và điều kiện tiên quyết nhất để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Việt Nam, của Việt Nam và do người Việt Nam thực hiện, với khát vọng đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp tiên tiến vào giữa thế kỷ XXI.

  1. Kết luận

C.Mác đã rời xa chúng ta nhưng tư tưởng của ông vẫn còn sống mãi cùng nhân loại, bởi bản chất khoa học, cách mạng, phát triển và nhân văn của tư tưởng đó vẫn hoàn toàn đúng đắn. Nhiều giá trị lý luận của chủ nghĩa Mác mang sức sống trường tồn vẫn tiếp tục tỏa sáng, như: phương pháp biện chứng duy vật, quan niệm duy vật về lịch sử, học thuyết hình thái kinh tế-xã hội, chủ nghĩa nhân văn vì con người, học thuyết về chủ nghĩa xã hội, v.v…

Thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại, nhất là cách mạng khoa học-công nghệ, thế giới đang hội tụ về những giá trị chung phù hợp với bản chất nhân văn cao đẹp của chủ nghĩa xã hội, như: đảm bảo phát triển bao trùm và bền vững, không để một ai bị tụt lại phía sau; phát triển toàn diện con người...Bởi vậy, học thuyết Mác vẫn là luận cứ khoa học đầy sức thuyết phục, luôn thôi thúc chúng ta xây dựng khát vọng và tầm nhìn phát triển hướng tới một xã hội nhân văn, với những giá trị cốt lõi, phổ quát của nhân loại, như: vì con người, lấy con người làm trung tâm, do con người và giải phóng con người.

Với tinh thần khoa học và khách quan, chúng ta cần nghiên cứu, trao đổi để tiếp tục phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong xây dựng khát vọng và tầm nhìn phát triển cho chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Chúng ta có sứ mệnh tiếp tục lan tỏa học thuyết Mác trên tinh thần của một học thuyết khoa học, cách mạng và phát triển; học thuyết cải tạo và thay đổi thế giới; học thuyết giải phóng con người; và đương nhiên, như chính học thuyết Mác đã chỉ ra, tư duy và định hình đường lối phát triển của chúng ta phải luôn thích ứng với sự thay đổi, phù hợp với bối cảnh và điều kiện mới để thành công./.

Tài liệu tham khảo

  1. C.Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 36, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 1999
  2. C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 1995
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 2001
  4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội, Việt Nam, 2016
  5. Ngân hàng thế giới, Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2012.
  6. Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, “Phát triển bền vững, thực hiện công bằng xã hội, nhìn từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam”, Phát biểu của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, tại Trường Đại học tổng hợp La Habana, Cuba, tháng 3/2018.
  7. Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, Hà Nội, Việt Nam, 2017.

 

[1] C.Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 36, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 1999; tr.796

[2] C.Mác - Ph.Ăngghen, Toàn tập, Tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 1995, tr.628

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX; Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, Việt Nam, 2001; trang 14

[4] “Phát triển bền vững, thực hiện công bằng xã hội, nhìn từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam”, Phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Trường Đại học tổng hợp La Habana, Cuba, tháng 3/2018

[5] Phát biểu của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Trường Đại học tổng hợp La Habana, Cuba, tháng 3/2018, đã dẫn

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng trung ương Đảng, Hà Nội, Việt Nam, 2016

[7] Ngân hàng thế giới, Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới, Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 2012

[8] Tổng cục thống kê, Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, Hà Nội, Việt Nam, 2017

Cause commune n°8 • novembre/décembre 2018